Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Hương vị quê hương: Cá ng��nh chình ình bụng trứng

Một buổi chiều oi ả, cô em mang cho bịch cá ngạnh bụng đầy ắp trứng, vậy là bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về.

Cá ngạnh là tên gọi ở quê tôi, nghe đâu miền Trung và miền Bắc gọi là cá ngạnh, nhưng đi vào miền Nam thì tên gọi của nó lại là cá chốt. Là loại cá da trơn, màu vàng nâu, đầu to dẹp có ngạnh bén hai bên mang như cá trê, sống trong vùng ao hồ, ruộng đồng, đầm phá, cá ngạnh sống theo bầy đàn. Mùa lũ, cá từ thượng nguồn theo dòng nước lụt về xuôi, trong đó có cả những bầy cá ngạnh. Con lớn bằng ngón tay cái, thân nhỏ dần về đuôi, với ba chiếc ngạnh sắc nhọn và cái bụng chữa chình ình, nếu vô tình đâm phải thì đau nhức tận xương.
Hương vị quê hương: Cá ngạnh chình ình bụng trứng - ảnh 1

tin liên quan

Hương vị quê hương: Hương đậu phộng trên vùng đất cát
Trong trí nhớ của tôi, cá ngạnh đến cũng là mùa nước lũ. Lúc đó gia đình còn nghèo, nhà tôi làm nghề đánh lưới bắt cá vào mùa nước lên. Những đêm mưa gió tháng 10, tháng 11, ba mẹ đẩy đò ra ruộng nước dâng cao đánh cá, đêm nào lưới cá mang vào dính toàn cá ngạnh thì mặt ba méo xẹo, mẹ cũng không vui, còn tôi thì xót vô cùng.
Bởi những chú cá với những chiếc ngạnh sắc nhọn vẫy vùng làm rách lưới bắt cá, gỡ được chúng ra ba mẹ phải tẩn mẩn, tỉ mỉ vừa gỡ rối, vừa hạn chế làm rách lưới, chưa kể bị chúng đánh vào tay rất đau. Mỗi khi bị cá ngạnh đánh, mẹ tôi thường nặn hoặc hút sạch máu ở vết thương. Sau đó cạo nhớt con cá vừa đánh đắp lên vết thương. Mẹ bảo làm như vậy mới giảm được cơn đau nhức. Đây là cách chữa dân gian được truyền tai nhau.
Cũng ngay lúc đó, ba thường bảo tôi vào bếp bắc cho ba nắm gạo để nấu cháo cá ngạnh. Tôi nấu một nồi cháo loãng, không quên lấy đôi đũa gác ngang nồi để khi sôi cháo không bị trào ra. Sau khi gạo đã nở mềm vừa tới, mẹ mang mớ cá ngạnh chình ình bụng trứng tươi rói đã làm sạch để ráo nước đổ vào nồi cháo sôi sùng sục, đợi sôi lại nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
Hương vị quê hương: Cá ngạnh chình ình bụng trứng - ảnh 2

tin liên quan

Cháo trắng Hàng Xanh: 2 quán cạnh nhau hơn 40 năm nhưng 'không sợ đối thủ'
Múc cháo ra tô, rải hành ngò, rắc thêm xí tiêu là có một tô cháo ngon lành, ấm bụng. Cả nhà húp sột soạt tô cháo nóng trong đêm mưa gió cho bõ tức, bõ công những con cá "hư" phá lưới nhà mình, ăn đến căng bụng mà vẫn còn thòm thèm!

Tin liên quan

  • Hương vị quê hương: Hương đậu phộng trên vùng đất cát
  • Hương vị quê hương: Dân dã canh chua lá giang cá cơm khô
  • Hương vị quê hương: Nồng nàn gỏi tỏi Lý Sơn
Ngoài món cháo trắng loãng thì cá ngạnh còn dùng để nấu canh chua, rất ngon và lạ miệng. Cá ngạnh cạo sạch nhớt, cắt ngạnh, làm sạch ruột, khéo léo của người làm cá là giữ nguyên hai buồng trứng trong bụng rồi rửa lại sạch sẽ, để ráo nước. Ướp cá với nước mắm, tiêu bột, ớt bột. Cho dầu vào nồi, phi thơm nén rồi cho một chút ớt bột vào làm màu. Tiếp theo cho cá ngạnh vào, đảo qua cho thịt cá săn lại rồi thêm nước vào. Đồ chua để nấu canh cá quê tôi phong phú vô cùng, nào là ít giá chua, vài lát dưa chuột muối, dưa hấu non muối, cà rốt, cọng hành, vài ngọn măng trắng muối chua tạo thành màu sắc vô cùng bắt mắt. Sau cùng, cho hành lá, ngò lá cắt nhỏ vào, tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Một nồi canh chua cá ngạnh dù nấu theo cách nào cũng phải có mùi thơm ngào ngạt cá, mùi cay nồng của ớt, của tiêu. Khi ăn, phải có vị ngọt và béo của cá, vị chua thanh thanh của các loại dưa muối. Tất cả những thứ hương sắc mùi vị ấy vừa như có thể cảm nhận được riêng lẻ, vừa như hòa tan vào nhau. Để rồi tất cả cùng lúc thấm đẫm vào các giác quan của người thưởng thức với một cảm giác cực kỳ sảng khoái.


Nguồn Bài Viết: thanhnien.vn/doi-song/huong-vi-que-huong-ca-nganh-chinh-inh-bung-trung-1078399.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét